Mặc dù quá trình sinh con có thể bắt đầu ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ của bạn, tuy nhiên trong hầu hết trường hợp, quá trình này không bắt đầu cho đến khi sớm nhất là tuần thứ 37 – 3 tuần trước ngày dự sinh.
Lên kế hoạch từ trước
Khi ngày sinh của bạn đến gần, chuẩn bị cho việc sinh nở của bạn rất quan trọng vì bạn có thể sinh con bất cứ lúc nào. Hãy đảm bảo rằng bạn biết cách để đến bệnh viện và đã chuẩn bị sẵn túi đồ dùng đựng tất cả mọi thứ mà bạn sẽ cần đến (vì bạn sẽ không biết được quá trình sinh nở sẽ diễn ra trong bao lâu).
- Danh sách chuẩn bị đồ đi sinh cho bégồm có:
- Áo quần: Thông thường mẹ sẽ có trang phục dành cho thai phụ được cung cấp bởi bệnh viện, tuy nhiên cũng cần chuẩn bị thêm từ 1 – 2 bộ áo quần để phòng và mặc lúc xuất viện.
- Áo khoác, khăn choàng, tất chân, mũ trùm: Các mẹ sinh vào mùa lạnh nên chuẩn bị thêm tất chân và mũ trùm để giữ ấm cơ thể hoặc khi thân nhiệt giảm trong và sau khi sinh.
- Băng vệ sinh: Chuẩn bị đồ đi sinhđừng quên băng vệ sinh dùng cho mẹ sau sinh, đặc biệt là những mẹ sinh mổ có thể cần dùng nhiều hơn. Mẹ nên chuẩn bị 3 túi băng vệ sinh.
- Miếng lót chống thấm: 5 miếng lót chống thấm, loại dùng cho bệnh nhân phẫu thuật.
- Quần lót giấy: 7 – 10 cái là cần thiết và vừa đủ đối với cả mẹ sinh thườngvà sinh mổ.
- Vật dụng vệ sinh cá nhân khác: Khăn tắm, sữa tắm, dầu gội, dung dịch vệ sinh phụ khoa, lược, bàn chải – kem đánh răng, nước súc miệng.
- Danh sách chuẩn bị đồ đi sinh cho bégồm có:
- Áo quần trẻ sơ sinh: 5 – 7 bộ.
- Mũ trùm, tất tay và tất chân: 3 – 5 cái, đôi mỗi loại.
- Khăn quấn trẻ: 2 – 3 khăn mềm để quấn và giữ ấm trẻ.
- Khăn sữa: 10 cái để lau trẻ khi cần, đặc biệt là sau khi tắm.
- Khăn tắm cho trẻ: 3 – 5 cái khăn xô dùng để tắm và lau cho trẻ khi tắm.
- Gối, mền dành cho trẻ.
- Miếng lót, tã vải, tã giấy sơ sinh: 1 túi hoặc 15 – 30 cái, có thể cần dùng nhiều hơn trong những ngày đầu sau sinh (do trẻ đi phân su).
- Miếng lót chống thấm: Chuẩn bị đồ đi sinh cho bémẹ đừng quên miếng lót chống thấm loại dành riêng cho bé để giúp vệ sinh cá nhân, thay tã cho bé dễ dàng. Mẹ nên chuẩn bị 10 miếng.
- Vật dụng vệ sinh cá nhân khác dành cho trẻ: Khăn ướt, nước muối sinh lý, tăm bông, rơ lưỡi, kem chống hăm, bông y tế.
- Máy hút sữa, bình sữa, nước và dụng cụ rửa bình sữa: Mẹ nên chuẩn bị và mang theo phòng trường hợp mẹ sinh mổ chưa thể cho trẻ bú trực tiếp.
Danh sách trên chỉ mang tính chất tham khảo, vì vậy bạn hãy nghĩ đến bất kỳ thứ gì khác mà bạn có thể cần đến.
Làm sao bạn biết được bạn chuyển dạ?
Khi bạn chuyển dạ, một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây sẽ xuất hiện (mỗi người có quá trình chuyển dạ khác nhau):
- Các cơn co thắt dạ con bắt đầu xảy ra đều đặn, khoảng cách giữa các cơn co ngày càng ngắn lại.
- Những cơn co thắt dạ con trở nên mạnh hơn và lâu hơn.
- Vỡ nước ối (mặc dù đây là triệu chứng duy nhất khi chuyển dạ cùng với các cơn co thắt dạ con)
- Bạn có thể cảm thấy đau, rất giống như đau khi trong kỳ kinh nguyệt và đau, mỏi nhừ ở vùng dưới thắt lưng.
- Bạn có thể nhận thấy một chất nhầy màu hồng hoặc màu nâu tiết ra từ âm đạo (đây là triệu chứng rõ ràng nhất của việc chuyển dạ và sinh nở).
Nếu bạn không chắc chắn quá trình chuyển dạ đã bắt đầu hay chưa thì hãy gọi cho bác sĩ hoặc hộ sinh để được tư vấn.
Khi quá tuần thai
Nếu thai kỳ của bạn kéo dài hơn 40 tuần thì được gọi là thai già tháng. Sau 40 tuần, bạn có thể nhận được lời tư vấn từ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn để cân nhắc có sinh mổ hay không nếu đã quá 10 đến 14 ngày sau 40 tuần.