4 cách giúp bé chậm tăng cân ăn ngon, phát triển tốt
Bé chậm tăng cân phần lớn do chế độ ăn uống thiếu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển xương, cơ. Do đó, mẹ cần biết tiêu chuẩn cân nặng theo WHO để xác định bé chậm tăng cân hay phát triển bình thường.
Bé chậm tăng cân vì đâu?
Bé chậm tặng cân do đâu?
Có 4 giai đoạn phát triển của trẻ từ lúc sinh cho đến trên 1 tuổi. Ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ sẽ gặp một vài vấn đề đặc thù và điều này dẫn đến tăng cân chậm hoặc khó tăng cân. Ở giai đoạn mang thai, nhiều mẹ ăn uống thiếu khoa học, thiếu canxi, sắt và thừa một số chất khác. Việc mẹ sử dụng thuốc lá, rượu bia trong khi mang thai cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển của thai nhi. Do đó, trẻ rất dễ chậm phát triển, cân nặng không đạt chuẩn theo bảng tiêu chuẩn cân nặng của WHO.
Chậm tăng cân trong giai đoạn sơ sinh
Trẻ sơ sinh thường có hệ miễn dịch yếu, khả năng bú kém. Điều này là vì chất lượng sữa mẹ không đảm bảo. Ngoài ra, ở những mẹ thiếu sữa, phải nuôi con bằng sữa ngoài còn khiến trẻ khó tiêu hóa. Bởi trong một số loại sữa công thức có hàm lượng protein cao mà cơ thể trẻ không dung nạp được. Chính vì vậy, khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ cũng kém đi. Từ đó dẫn tới chậm tăng cân.
Tăng cân chậm trong giai đoạn 3-6 tháng tuổi
Đây là giai đoạn trẻ dễ mắc các bệnh đường miệng, dạ dày. Trong giai đoạn này nhiều mẹ chăm con chưa đúng cách dẫn đến bé khó tăng cân hoặc tăng rất chậm. Một vài lỗi sai điển hình của các mẹ khi chăm con trong giai đoạn này như cho bé bú ít, pha sữa không đúng tỷ lệ…
Thiếu cân trong giai đoạn 7-12 tháng tuổi
Giai đoạn này trẻ bắt đầu làm quen với ăn dặm, thức ăn đa dạng và phong phú. Lựa chọn thức ăn cho trẻ giai đoạn này rất quan trọng. Ngoài ra, cách chế biến cũng cần hợp khẩu vị của bé. Đây cũng là một giai đoạn cần sự kiên nhẫn cao nhất trong cả quá trình nuôi con của mẹ.
Khi bé từ chối ăn hoặc trở nên biếng ăn đồng nghĩa với việc cơ thể bé đang thiếu chất. Khi tình trạng này kéo dài dẫn đến biếng ăn và táo bón. Trẻ không ăn được, khó hấp thu sẽ dẫn đến thiếu cân, còi cọc, suy dinh dưỡng. Chính vì vậy, cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn tới thực đơn ăn uống của trẻ, do chiều cao và cân nặng thường xuyên.
Trẻ 7-12 tháng tuổi chậm tăng cân
Trẻ 12 tháng tuổi và trẻ lớn hơn thiếu cân do đâu?
Giai đoạn này trẻ ham chơi, khám phá thế giới và có nhiều câu hỏi. Chính bởi vậy, trẻ thường không tập trung vào ăn uống. Nhiều trẻ mắc một số bệnh bẩm sinh liên quan tới tâm lý và đường ruột. Điều này cũng tác động lớn tới khả năng hấp thụ thức ăn, dinh dưỡng của bé.
Bên cạnh đó, một số trẻ thuộc tạng người ectomorph – Một tạng người khó tăng cân. Với tạng người này, dù bé có ăn nhiều đến mấy cũng khó có thể tăng cân được. Nếu con bạn thuộc tạng này, bạn cần bổ sung những thực phẩm như thịt, cá, bột yến mạch, mì ống… không béo; sữa có lượng béo trung bình và bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ để có thể tăng cân tốt hơn.
4 cách giúp bé tăng cân dễ dàng, ăn ngon, tiêu hóa tốt
Theo khảo sát của Viện dinh dưỡng quốc gia, trẻ em Việt Nam có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất thế giới. Tỷ lệ này cho thấy, trẻ em Việt Nam đang được nuôi dưỡng chưa thực sự tốt. Trẻ bị suy dinh dưỡng kéo theo việc cân nặng không tăng hoặc không bao giờ. Do vậy, hãy giúp trẻ phát triển bình thường và có một cân nặng đạt chuẩn tương ứng với chiều cao của trẻ.
Cách 1: Đầu tư vào mỗi bữa ăn của trẻ
Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng chủ yếu giúp trẻ phát triển và tăng cân được. Ở từng độ tuổi, trẻ cần những chất dinh dưỡng cho sự phát triển xương, cơ hay não bộ… Do đó, mẹ cần đảm bảo 4 nhóm chất luôn có trong bữa ăn của trẻ là: chất đạm, chất xơ, chất béo, chất bột đường.
Ngoài những thực phẩm phổ biến như thịt, cá, tôm, trứng, rau xanh, mẹ đừng quên các loại nước ép, hoa quả tươi và sữa chua. Bên cạnh đó, hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chiên rán. Bởi chúng có hại cho sức khỏe tim mạch và trí thông minh của bé.
Cách 2: Tập thể dục thể thao
Thể dục thể thao luôn là cách tốt nhất cho cơ thể chúng ta được khỏe mạnh. Dù bạn có ăn bao nhiêu món ăn tốt cho cơ thể nhưng không tập thể dục thì việc đó cũng trở nên vô nghĩa. Và ngược lại. Các động tác thể dục nhẹ nhàng, hít thở cũng giúp ích khá nhiều cho cơ thể. Hãy duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Cả nhà cùng tham gia tập luyện sẽ giúp bé hình thành thói quen và ý thức với sức khỏe của bản thân ngay từ nhỏ.
Cách 3: Thêm sữa, nước trái cây vào khẩu phần ăn
Sữa và nước trái cây cung cấp một lượng lớn vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Do đó, ngoài việc ăn ngon, ăn đủ, uống đủ nước, mẹ cần cho bé dùng thêm sữa và nước trái cây. Đây cũng chính là loại đồ uống giúp kích thích khả năng ăn ngon và hấp thu tốt của trẻ. Nước trái cây còn giúp tăng lượng calo trong các món ăn của bé.
Thêm sữa chua và nước trái cây vào bữa ăn cho trẻ thiếu cân
Cách 4: Tăng cảm giác ngon miệng bằng bào tử lợi khuẩn
Cơ thể trẻ thiếu lysine, vitamin nhóm B, kẽm… dẫn đến hấp thu dinh dưỡng kém. Hơn nữa, thiếu các chất này cũng khiến cảm giác ăn của bé không ngon miệng. Khi ăn không ngon miệng, trẻ có xu hướng bỏ ăn, biếng ăn. Vì cơ thể cần được nuôi dưỡng hàng ngày, việc biếng ăn khiến cơ thể suy nhược. Điều này kéo theo sự sụt cân, bé chậm tăng cân. Chính vì vậy, mẹ có thể tham khảo bổ sung lợi khuẩn giúp bé ăn ngon miệng hơn. Bởi các lợi khuẩn có khả năng kích thích tiêu hóa, tổng hợp enzyme và vitamin tiêu hóa. Đặc biệt là vitamin nhóm B, giúp bé ăn ngon miệng và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
Nguồn: https://pregmom.vn/4-cach-giup-be-cham-tang-can-an-ngon-phat-trien-tot-vien-dinh-duong.html